Để bảo vệ đất, môi trường sống và sức khỏe chính bản thân, người dân đang dần chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ. Vậy phân hữu cơ là gì? Có những loại phân hữu cơ nào trên thị trường? Mời bạn cùng đọc bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết.
Phân hữu cơ là gì?
Thành phần hữu cơ an toàn cho môi trường và hệ sinh vật |
Phân hữu cơ là dòng phân bón có thành phần hữu cơ, bao gồm các chất dinh dưỡng đa - trung - vi lượng sử dụng trong canh tác, sản xuất cây trồng. Nguồn gốc của loại phân này rất đa dạng như động vật, vi sinh vật, thực vật, sinh vật biển và hỗn hợp. Chúng được hình thành từ tàn dư của lá cây, phụ phẩm thu được từ sản xuất nông nghiệp hay than bùn, chất hữu cơ thải ra từ gia súc, gia cầm, sinh hoạt...
Bón phân hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích:
- Cải thiện chất lượng đất, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất.
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây phát triển tốt và tăng năng suất.
- Phòng ngừa và điều trị một số loại bệnh, sâu hại thường gặp.
- Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
Xem thêm: Phân vi lượng là gì ? Có những loại phân vi lượng nào cho hoa hồng?
Các loại phân hữu cơ cho hoa hồng
Phân hữu cơ là gì? Dựa vào nguồn gốc, phân hữu cơ cho hoa hồng được chia thành 2 loại:
Phân bón hữu cơ truyền thống
Đây là phân bón được làm từ phân của gia súc, xa cầm, rác thải, phụ phẩm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp sau khi áp dụng kỹ thuật ủ truyền thống. Đặc điểm của loại này tác dụng chậm, hàm lượng dinh dưỡng đối thấp nhưng hiệu quả lại mang tính lâu dài, an toàn.
Một số loại phân bón hữu cơ truyền thống như:
- Phân chuồng: Làm từ nước tiểu, phân của gia súc, gia cầm, phân bắc…
- Phân xanh: Làm từ thân, lá cây tươi được ủ hoặc vùi trong đất.
- Phân rác: Ủ rơm rạ, thân cây, lá cây thu được từ sản xuất nông nghiệp.
- Than bùn: Bùn không cần chế biến và được bón trực tiếp cho cây trồng.
Phân bón hữu cơ công nghiệp
Bổ sung vi sinh vật cần thiết cho cây hoa hồng |
Loại phân hữu được sản xuất theo quy trình công nghiệp, áp dụng kỹ thuật khoa học hiện đại. Nhờ đó, đạt được hiệu quả tốt hơn hẳn so với phương pháp truyền thống, hàm lượng dưỡng chất cao, đảm bảo sự cân đối giữa các thành phần đa, trung và vi lượng.
- Phân bón vi sinh: Tành phần phân bón chứa các vi sinh vật có lợi thuộc nhiều nhóm khác nhau như vi sinh vật phân giải hữu cơ, ký sinh, cố định đạm, phân hủy xenlulo, đối kháng… Sau khi bón vào đất, chúng giúp tăng cường hệ sinh sinh vật, hỗ trợ chuyển hóa các chất khó hấp thụ thành dễ hấp thụ, nâng cao hiệu quả tổng hợp các chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, kali cho cây…
- Phân bón hữu cơ sinh học: Bao gồm các nguyên liệu hữu cơ đã được x ử lý và kết hợp cùng men, vi sinh vật giúp cân bằng và tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cân thiết cho cây trồng. Trong đó, thành phần hữu cơ thường chiếm trên 22%.
- Phân bón hữu cơ vi sinh: Thành phần bao gồm các nguyên liệu hữu cơ được lên men từ nhiều chủng vi sinh vật có lợi. Trong đó, hàm lượng hữu cơ chiếm từ 15% trở lên.
Phân hữu cơ là gì? Nhờ các ưu điểm như hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, cải tạo độ màu mỡ cho đất và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, phân hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng. Bạn có thể tìm hiểu thêm bánh dầu Neem, phân bón mầm lá, phân bón đậu nành Humic cùng nhiều sản phẩm khác có thành phần 100% tự nhiên có tại DocNeem.
Đăng nhận xét