Có rất nhiều loại dinh dưỡng cho cây hoa hồng. Chúng được chia thành Đa – Trung – Vi Lượng. Đây là từ viết tắt của dinh dưỡng đa lượng, dinh dưỡng trung lượng, dinh dưỡng vi lượng. Nếu là người yêu thích và trồng hoa hồng, hẳn bạn thường xuyên nghe thấy các cụm từ này rồi phải không? Nhưng không hẳn ai trong chúng ta cũng hiểu rõ chúng gồm những gì và ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây. 

Dinh dưỡng đa lượng

Neemcake có đầy đủ các thành phần NPK tự nhiên cùng nhiều loại dinh dưỡng khác
Neemcake có đầy đủ các thành phần NPK tự nhiên cùng nhiều loại dinh dưỡng khác

Đây là dinh dưỡng cho cây hoa hồng quan trọng, cần thiết nhất. Chúng bao gồm 3 thành phần chính được gọi tắt là N - P - K, tức Đạm, Lân và Kali. 

- Nitrogen (Đạm): Cần đáp ứng một lượng lớn để và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quá trình phát triển của cây. Nếu thiếu đạm, cây sẽ bị vàng lá, tăng trưởng chậm. 

- Lân (Phosphorus): Thành phần cần thiết giúp rễ phát triển, quá trình nảy mầm của hạt giống, tạo thành làm chín quả. 

- Potassium (Kali): Ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi cây. Đồng thời là chất xúc tác trong quá trình tổng hợp tinh bột, protein… giúp cây phát phát triển khỏe mạnh.

Dinh dưỡng trung lượng

Các dinh dưỡng quan trọng thứ 2, giúp cây phát triển tốt hơn. Bao gồm Calci, Magie và Lưu Huỳnh.

- Vôi (Calcium): Giúp cây chắc khỏe, cứng cáp.

- Magie (Magnesium): Đảm bảo thành phần màu xanh có trong thực vật, tăng cường khả năng quang hợp. 

- Lưu huỳnh (Sulphur): Thành phần cấu tạo của protein và dầu thực vật. 

Xem thêm: Các loại phân bón hoa hồng phổ biến và chất lượng

Dinh dưỡng cho cây hoa hồng: Vi lượng

Bổ sung vi lượng với phân bón hữu cơ
Bổ sung vi lượng với phân bón hữu cơ

Cây cần một lượng nhỏ các chất vi lượng để tham gia vào giá trình tăng năng suất như giúp cây cao, trái và hoa to, đẹp hơn. Nhóm này bao gồm Măng Gan (Mn),, Sắt (Fe), Bor (B), Molypden (Mo), Đồng (Cu) …

- Sắt (Fe): Hỗ trợ quá trình tổng hợp diệp lục tố. 

- Manganese (Măng gan): Chất oxy hóa của thực vật. 

- Zinc (Kẽm): Ngăn ngừa hiện tượng đốm lá hoa hồng.

- Copper (Đồng): Tăng cường sự phát triển cho bộ rễ non, tránh bị cháy bìa lá. 

- Boron (Bo): Nguyên tố điều hòa Đạm trong thực vật. 

- Molybdenum (Mo): Dù chỉ cần một lượng ít nhưng nó giúp ngăn ngừa sự sinh trưởng biến dạng ở cây hoa hồng và tình trạng xoăn lá, rụng cuống. 

Tất cả các dinh dưỡng cho cây hoa hồng kể trên đều các nguyên tố cần thiết tham gia vào sự phát triển và tăng năng suất. Nếu sử dụng các loại phân bón đa lượng, vi lượng, trung lượng đơn lẻ sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Do đó bạn có thể phối kết hợp bánh dầu Neem và phân bón hữu cơ dưỡng lá của Docneem để đảm bảo, cân bằng dinh dưỡng cho cây.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn